Tiếp nhận Ưng quá chừng

Sớm sau khi phát hành, ca khúc đã "gây nghiện" cho giới trẻ, đông đảo nhất là gen Z,[3] và tạo thành xu hướng mới trên TikTok nhờ điệu nhảy đi kèm giai điệu bài hát. Nhiều người dùng của nền tảng, các nghệ sĩ nổi tiếng[10][11] đã cover lại điệu nhảy ca khúc.[1][6][12] Hàng trăm nghìn video trên nền tảng này sử dụng bài hát làm nhạc nền và cover, thu hút con số triệu lượt xem.[6][8] Câu hát đầu của bài[6] và tiếng kêu "meo meo" trong phần lời hát cũng tạo thành xu hướng lớn trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác.[6] Các câu chơi chữ trong bài hát đã trở thành câu nói cửa miệng bởi nhiều người trên mạng xã hội.[13] Độ nổi tiếng của bài hát còn lan tỏa rộng rãi hơn khi một câu hát tại bài làm nổ ra tranh luận lớn trong cộng đồng mạng.[1][3]

"Ưng quá chừng" đã debut ở vị trí thứ 3 tại bảng xếp hạng Billboard Vietnam Hot 100 suốt ba tuần liên tiếp,[14] là thành tích cao nhất của bài hát trên bảng xếp hạng; thứ 2 và 1 lần lượt ở hai bảng xếp hạng âm nhạc SpotifyApple Music Việt Nam,[10][15] đồng thời đạt thứ hạng cao nhất là 6 trên Zing Music Chart.[3] Video nhảy chính thức của ca khúc cũng lọt vào top 12 mục Âm nhạc thịnh hành của YouTube Việt Nam.[1]

Vào ngày 13 tháng 3, theo yêu cầu từ số đông khán giả, một phiên bản phát lặp (loop version) dài 5:17, trong đó tổng hợp lại gần 100 video cover điệu nhảy bài hát trên TikTok, đã được đăng tải lên YouTube và sau hai tuần thu về 3,3 triệu lượt xem, hơn 1000 bình luận và đứng top 3 mục Âm nhạc thịnh hành Việt Nam.[3][13][4]

Đánh giá chuyên môn

Nhạc sĩ kiêm nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long của báo Thể thao & Văn hóa đã chấm điểm ca khúc 7,0 trên thang điểm 10, gọi bài hát là một "ca khúc mang tính giải trí trên không gian số", đem lại cho người nghe cảm giác "thoải mái, vui vui [...] tinh thần trẻ trung, hồn nhiên khi tiếp cận với "ưng quá chừng"". Ông cũng đánh giá cao cách chơi chữ trong ca khúc và vũ đạo khi góp phần vào sự hưởng ứng từ người nghe với bài hát; so sánh lối chơi chữ của bài với hành động nói lái trong văn hóa dân gian Việt Nam xưa và nhận định bài hát chứng minh thế hệ hoạt động âm nhạc trẻ trong nước "hoàn toàn đủ bản lĩnh tạo ra hoặc tham gia các "cuộc chơi" với giới trẻ các nước".[3]

Tuy vậy, ông đã đánh giá "ưng quá chừng" chỉ nằm ở "lưng chừng giữa tạo trend và theo trend", theo đó ca khúc "dường như không tìm thấy những gì đặc biệt để phải nhớ và nhắc tới trong hòa âm, màu sắc tiếng nhạc". Người viết cũng cho rằng tác phẩm dường như là "trend phái sinh" từ bài hát nổi tiếng trên Douyin trước đó "Học tiếng mèo kêu", vốn đã phổ biến đến mức được nhiều người gọi là "huyền thoại" và đưa ra quan điểm chỉ nên nhìn nhận sáng tác trên tinh thần "thực hiện cho vui [...] "thay đổi không khí"".[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ưng quá chừng https://www.lofficielvietnam.com//pop-music-film/v... https://open.spotify.com/track/2ZJTmYNOA8k21yUtLXJ... https://www.youtube.com/watch?v=XdP0pDgeGvA https://www.youtube.com/watch?v=XdP0pDgeGvA&ab_cha... https://www.youtube.com/watch?v=pAPwrxt9FRc https://vnexpress.net/dieu-nhay-meo-cua-amee-hut-t... https://ngoisao.vnexpress.net/bai-moi-cua-amee-tao... https://web.archive.org/web/20230319061351/https:/... https://web.archive.org/web/20230321060723/https:/... https://web.archive.org/web/20230321230130/https:/...